Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Tại sao cần làm chứng chỉ tiếng anh tin học của bộ giáo dục ?

Bạn cần làm chứng chỉ tiếng anh tin học của bộ giáo dục ?

Có rất nhiều băn khoăn khi học thi và  làm chứng chỉ tiếng anh tin học với mỗi người chúng ta.
Chính vì thế nên chúng ta cần tìm hiểu thông tin thật kĩ , chọn một nơi uy tín để làm giấy tờ cho chính mình,
Hiện tại rất nhiều thông tin trên các báo đài, trang mạng có nhiều lời gọi mời học, thi cấp chứng chỉ , tuy nhiên mỗi người cần biết chứng chỉ nào, sẽ phù hợp với mình, nơi nào cấp sẽ được công nhận với việc làm tương đương.
Qua quá trình công tác, giúp rất nhiều người có chứng chỉ tiếng anh tin học phù hợp chúng tôi tổng kết như sau :

Chứng chỉ tiếng anh tin học của Trung Tâm : sẽ phù hợp với những người cần để xin việc và công ty tư nhân, doanh nghiệp khác nhà nước.

Chứng chỉ tiếng anh tin học của bộ giáo dục sẽ phù hợp cho những người xin việc vào các công ty doanh nghiệp đặc biệt là các tổ chức nhà nước, ngoài ra nếu bạn cần bổ xung hồ sơ xin việc, nâng bậc lương, thi công chức thì chứng chỉ của bộ giáo dục là hợp lý nhất.

10 Lý Do tại sao bạn nên làm chứng chỉ tiếng anh tin học của Bộ Giáo Dục :


1: UY TÍN CAO NHẤT 

Chứng chỉ tiếng anh tin học của bộ giáo dục đào tạo là chứng chỉ có uy tín cao nhất, nó được công nhận bởi tất cả các cơ quan chức năng đoàn thể trên toàn quốc.

2: Lưu hồ sơ gốc 

Tất cả các thông tin cá nhân, trong hồ sơ của các bạn sẽ được lưu thông tin điện tử trên hệ thống tin học.

3: Công Chứng Trên Toàn Quốc

Chứng chỉ tiếng anh tin học của bạn sẽ được công chứng trên toàn quốc giúp bạn có thể dễ dàng hơn khi sao ra thành nhiều bản cho nhiều hồ sơ xin việc cũng như giữ lại bản gốc của mình.


4:  Chỉ cấp 1 lần cho 1 người

Và tất nhiên nếu cấp nhiều lần chứng tỏ chứng chỉ của bạn không uy tín, và một điều nữa là hồ sơ của bạn đang được lưu trữ trong kho hồ sơ điện tử.

5: Thời gian học thi linh hoạt

Thời gian học thi và cấp chứng chỉ tiếng anh tin học chúng tôi sẽ giúp bạn một cách tối đa nhất để các bạn chủ động hơn trong công việc của mình. Việc của bạn là gọi điện ngay cho chúng tôi;


6: Chương trình uy tín, cam kết cấp chứng chỉ đúng mong muốn.

Cấp đúng chứng chỉ mà bạn mong muốn hoặc chứng chỉ mà nhà tuyển sinh yêu cầu : ví dụ chứng chỉ tiếng anh loại B C, chứng chỉ tin học loại A B


7: Trả kết quả đúng hẹn

Chúng tôi sẽ hỗ trợ tối đa cho bạn trong việc lựa chọn thời gian trả kết quả,  và sẽ chốt chính xác thời gian bạn nhận được, qua đó bạn sẽ dễ dàng sắp xếp được công việc của mình.

8: Hỗ trợ tận tình nếu bạn ở xa

Yên tâm hãy gọi cho chúng tôi, mọi khó khăn của bạn về khoảng cách địa lý sẽ được giải quyết.

9 : Tư vấn tận tâm, phục vụ tận tình

Rất nhiều người đã giới thiệu bạn bè cho chúng tôi, bởi họ thấy an tâm khi lựa chọn, người tiếp theo là bạn.

10: Chi phí thấp nhất

Liên hệ ngay để được ưu đãi thấp nhất. phù hợp nhất

Bí quyết thi B1 và B2 Châu Âu

Cẩm nang luyện thi chứng chỉ tiếng anh B1 B2


Cẩm nang luyện thi chứng chỉ Tiếng Anh B1 là tài liệu hữu ích cho học viên cao học và nghiên cứu sinh để luyện thi chứng chỉ ngoại ngữ B1 do bộ GD&ĐT cấp.


Cuốn sách này được đúc kết kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm và các thông tư văn bản hướng dẫn về kỳ thi chứng chỉ B1. Nếu áp dụng đúng những chiến thuật trong cuốn sách này, bạn sẽ không chỉ thành công vượt qua kì thi chứng chỉ ngoại ngữ B1, đạt được các mục đích học tập mà con gặt hái được những kết quả ngoài mong đợi. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách luyện tập mỗi bài thi, mỗi phần thi một cách cực kì hiệu quả. Bạn có thể học và xây dựng nền tảng tiếng Anh vững chắc từ hệ thống của chúng tôi. Và trên hết bạn sẽ tháo gỡ được các vấn đề còn vướng mắc trong kỳ thi B1. Những ý tưởng, phương pháp làm bài trong tài liệu này sẽ hữu ích với bạn bởi chúng đã được ứng dụng trong các lớp học luyện thi B1 của chúng tôi và được chúng tôi đúc kết trong nhiều năm.

Chứng chỉ tiêng anh tin học của bộ giáo dục lấy ngay
Chứng chỉ tiêng anh tin học của bộ giáo dục


Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng về kỳ thi B1 bao gồm thông tư của Bộ GD&ĐT về yêu cầu, cấu trúc của bài thi B1, phân tích các bài thi chứng chỉ B1 gần đây của các trường được Bộ GD&ĐT cấp phép (trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Hà Nội, Đại học Đà Nẵng…) và trên hết là những kinh nghiệm giảng dạy thực tế, chúng tôi đã xây dựng cẩm nang này nhằm chia sẻ kiến thức và phương pháp ôn tập hiệu quả nhất cho kỳ thi B1. Ngoài ra, chúng tôi cũng liên tục cập nhật các tài liệu luyện thi B1 và cải tiến chương trình luyện thi B1 dựa trên những phản hồi của học viên và giáo viên.

Chương trình luyện thi B1 trực tuyến được chia thành các bài luyện thi cho từng phần nhỏ theo đúng định dạng bài thi B1 của Bộ GD&ĐT. Các phần thi này được sắp xếp như sau:


Paper one: Reading and Writing


Part 1: Reading


- Section 1: Trắc nghiệm từ vựng ngữ pháp bao gồm level 1 và level 2

- Section 2: Đọc quảng cáo, biển báo, thông báo ngắn

- Section 3: Đọc hiểu

- Section 4: Đọc điền từ

Part 2: Writing


- Section 1: Viết lại câu

- Section 2: Viết thư

Paper two: Listening

- Section 1: Nghe tranh/hình ảnh đúng

- Section 2: Nghe điền vào chỗ trống

Paper three: Speaking


- Section 1: Phỏng vấn

- Section 2: Trình bày chủ đề bốc thăm

Các đề thi của các kỳ thi gần đây

Phần nghe bổ xung cho B1 quốc tế (PET)

- Section 2: Nghe trắc nghiệm chọn đáp án A, B, C

- Section 4: Nghe chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Phần đọc và nghe, dạng thức chủ yếu là trắc nghiệm, học viên có thể làm bài tập và kiểm tra đáp án sau khi hoàn thành bài tập. Phần nghe, chúng tôi cũng cung cấp phụ đề tiếng Anh để học viên tiện theo dõi.

Trong phần Viết, chúng tôi cung cấp các mẫu câu thường gặp trong bài thi B1, ví dụ và bài tập có đáp án cho phần viết lại câu. Phần viết thư, chúng tôi đăng tải các bài viết mẫu.

Trong phần Nói, chúng tôi tập hợp các câu hỏi trong bộ đề thi Nói B1 và xếp theo các chủ điểm, đồng thời cung cấp gợi ý trả lời hoản chỉnh. Với phần bốc thăm theo chủ đề, chúng tôi cũng đã cung cấp các bài nói hoàn chỉnh có kèm theo audio hướng dẫn và audio bài nói.

Quy định về cấp chứng chỉ tiếng anh tin học

Quy định về chuẩn tiếng anh và tin học đối với sinh viên


1. Quy định học tiếng Anh tin học

(Trích Quy định về học môn tiếng anh đối với sinh viên Không chuyên ngành tiếng Anh)
trích quy định về việc cấp chứng chỉ tiếng anh tin học tại hà nội

1.1. Yêu cầu chuẩn đầu ra môn tiếng Anh

1.1.1. Bậc đại học

Sinh viên khi tốt nghiệp Đại học chính quy, vừa làm vừa học, Đại học liên thông phải đạt các yêu cầu về trình độ tiếng Anh như sau:

-  Hoàn tất các học phần tiếng Anh trong chương trình đào tạo.

-  Có chứng chỉ Quốc gia trình độ C hoặc tương đương với Toeic 450 (Trình độ B hoặc tương đương Toeic 400 đối với hệ vừa làm vừa học).

1.1.2. Bậc cao đẳng


Sinh viên khi tốt nghiệp cao đẳng chính quy, cao đẳng nghề, cao đẳng liên thông phải đạt các yêu cầu về trình độ tiếng Anh như sau:

-  Hoàn tất các học phần tiếng Anh trong chương trình đào tạo

-  Có chứng chỉ Quốc gia trình độ B hoặc tương đương với Toeic 400 (Trình độ A hoặc tương đương Toeic 300 đối với hệ vừa làm vừa học).

1.1.3.Bậc trung cấp


 Học sinh khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp phải đạt các yêu cầu về trình độ tiếng Anh như sau:

-  Hoàn tất các học phần tiếng Anh trong chương trình đào tạo

-  Có chứng chỉ Quốc gia trình độ A hoặc tương đương với Toeic 300.

1.2. Tổ chức phân loại trình độ tiếng anh đầu vào


1.2.1. Kiểm tra tiếng anh đầu vào


-  Việc kiểm tra Anh văn đầu vào được áp dụng đối với tất cả HSSV bậc đại học, cao đẳng chính quy, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp là điều kiện bắt buộc khi HSSV mới nhập học vào Trường, nhằm xác định đúng trình độ tiếng Anh của HSSV để làm căn cứ xếp lớp.

- Việc kiểm tra tiếng anh đầu vào được tổ chức 1 lần/năm vào đầu năm học mới học kỳ 1 hàng năm.

- Sau khi có kết quả, những HSSV có chung một trình độ sẽ được xếp học chung với một lớp.

- HSSV không kiểm tra Anh văn đầu vào bắt buộc phải học từ Anh văn sơ cấp ngay từ học kỳ I, năm học thứ nhất.

1.2.2. Kết quả sau khi kiểm tra tiếng anh đầu vào


- Đối với hệ đại học, cao đẳng chính quy, cao đẳng nghề:

         + Từ 8 điểm - 10 điểm: Miễn học tiếng anh 1 (lấy điểm thi làm điểm tiếng anh 1).

         + Từ 5 điểm - 7,9 điểm: Được học tiếng anh 1

         + Từ 0 điểm – 4,9 điểm hoặc không kiểm tra tiếng anh đầu vào: Học tiếng anhsơ cấp.

- Đối với hệ trung cấp chuyên nghiệp:

         + Từ 8 điểm - 10 điểm: Miễn học tiếng anh cơ bản (lấy điểm thi làm điểm tiếng anh cơ bản).

         + Từ 5 điểm - 7,9 điểm: Được học tiếng anh cơ bản.

         + Từ 0 điểm – 4,9 điểm hoặc không kiểm tra tiếng anh đầu vào: Học tiếng anh sơ cấp.

1.3. Học tập


- Sinh viên phải học tiếng anh sơ cấp có kết quả đạt thì mới được học tiếng anh trong chương trình đào tạo.

-  Sau khi mỗi học kỳ kết thúc, những sinh viên nợ điểm tiếng anh sơ cấp liên hệ phòng Đào tạo để được thông báo kế hoạch học lại.

1.4. Thi chứng chỉ Quốc gia trình độ A, B, C môn Anh văn


- Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh chỉ công nhận chứng chỉ Quốc gia trình độ A, B, C do nhà trường cấp. Những sinh viên có chứng chỉ Quốc gia do những cơ sở khác cấp sẽ phải tham gia một kỳ thi kiểm tra chất lượng. Nếu đạt yêu cầu thì CCQG đó được công nhận,

- Trước khi thi và xét tốt nghiệp 1 tháng, HSSV phải nộp 1 bản sao chứng chỉ Anh văn (mang bản chính để đối chiếu) về phòng Đào tạo để bổ túc hồ sơ xét dự thi và tốt nghiệp.

-  Để biết thông tin về môn tiếng anh sinh viên có thể liên hệ tại Trung tâm  Ngoại Ngữ

2.  Quy định chuẩn đầu ra tin học


(Trích Quy định về trình độ Tin học cho sinh viên không chuyên ngành Công nghệ Thông tin)

Để được xét và công nhận tốt nghiệp, HSSV phải có chứng chỉ quốc gia về tin học như sau:

-  Bậc đại học, cao đẳng và cao đẳng nghề: Phải có chứng chỉ Quốc gia trình độ B về tin học.

- Bậc Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề: Phải có chứng chỉ Quốc gia trình độ A về tin học.

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh chỉ công nhận chứng chỉ Quốc gia tin học do nhà trường cấp. Những HSSV có chứng chỉ Tin học do những cơ sở khác cấp sẽ phải tham gia một kỳ thi kiểm tra chất lượng.

Trình độ tin học của HSSV khi tốt nghiệp là yêu cầu bắt buộc và không nằm trong chương trình đào tạo chính khóa. Do đó, HSSV phải chủ động đăng ký học tại Trung tâm Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.

Mọi thông tin chi tiết liên hệ với Trung tâm Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.

Tìm hiểu về chứng chỉ tiếng anh TOEIC

TOEIC là gì? Tại sao lại cần chứng chỉ tiếng anh TOEIC?

Ngoài chứng chỉ tin học văn phòng ra thì chứng chỉ tiếng anh TOEIC là những công cụ điều kiện cơ bản để các bạn học sinh sinh viên ra trường và xin việc vào 1 một cơ quan nào đó đặc biệt là các cơ quan nước ngoài.

Hiện nay, thi TOEIC đã trở thành một thuật ngữ rất quen thuộc đối với sinh viên, người đi làm và cả học sinh. Hầu hết các công ty hiện nay đều yêu cầu chứng chỉ TOEIC trong hồ sơ xin việc. Một số trường đại học cũng đã yêu cầu chứng chỉ TOEIC ở thang điểm nhất định để xét tốt nghiệp. Tại sao người ta lại yêu cầu chứng chỉ này? Dưới đây là một số thông thi về kỳ thi có thể bạn nên biết trước khi ôn thi TOEIC.


TOEIC là gì? TOEIC – Test Of English for International Communication 

- là chương trình thi cấp chứng chỉ nhằm đánh giá khả năng giao tiếp và làm việc trong môi trường Anh ngữ quốc tế. Năm 1979, theo đặt hàng của Bộ Công Nghiệp và Ngoại Thương Nhật Bản, ETS (Viện Khảo Thí Giáo Dục Hoa Kỳ) đã thiết kế nên Chương trình TOEIC và đến ngày nay, chương trình đã được sử dụng rộng rãi như một điều kiện cần cho nhân sự thời đại mới.

Chứng chỉ tiếng anh TOEIC giúp ích gì cho chúng ta?

Với các tổ chức, công ty, doanh nghiệp:
- Là thước đo để tiêu chuẩn hoá trình độ Anh ngữ cho từng vị trí trong công việc. Là tiêu chí đánh giá khả năng tiếng Anh để: tuyển dụng nhân sự, sắp xếp và đề bạt cán bộ.
- Lựa chọn nhân viên ra làm việc ở ngoài nước hay tham gia các khoá học đào tạo bằng tiếng Anh.
- Giúp đánh giá hiệu quả của việc tham gia những khoá học tiếng Anh nâng cao cho nhân viên.
 Với cá nhân:
- Xác định trình độ tiếng Anh của mình.
- Chứng chỉ cần thiết giúp xin việc.
- Tạo lập các kế hoạch và mục tiêu học tiếng Anh phù hợp.
 Với các trường học và trung tâm, cơ sở đào tạo ngoại ngữ
- Sắp xếp học viên phù hợp theo lớp học dựa vào kết quả các bài thi.
- Theo dõi sự tiến bộ của học viên được thể hiện qua các điểm thi.
- Đánh giá hiệu quả và chất lượng của những khoá học tiếng Anh.
Một bài thi TOEIC được kéo dài 2 tiếng, gồm 200 câu hỏi trắc nghiệm gói gọn trong hai phần:
- Phần nghe hiểu: gồm 100 câu hỏi chia thành 4 phần, nghe qua băng Cassete trong khoảng thời gian 45 phút. Thí sinh sau khi nghe các câu miêu tả, câu hỏi, hội thoại và đoạn thông tin ngắn bằng tiếng Anh, sẽ chọn câu trả lời dựa trên những nội dung đã nghe.
- Phần đọc hiểu: gồm 100 câu hỏi nằm trong 3 phần, thời gian làm bài 75 phút. Thí sinh đọc các thông tin trong đề thi rồi chọn câu trả lời dựa vào nội dung đã đọc.
Thang điểm của chứng chỉ TOEIC đánh giá khả năng sử dụng Tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế và có thang điểm từ 10 -> 990 điểm. Cụ thể:
< 220 điểm: khả năng giao tiếp Tiếng Anh kém.
220 -> 470 điểm: có khả năng giao tiếp Tiếng Anh mức độ trung bình. Là yêu cầu tối thiểu của nhân viên trong môi trường làm việc quốc tế.

470 -> 730 điểm: có khả năng giao tiếp Tiếng Anh khá. Là yêu cầu đối với cấp trưởng phòng, quản lý khi làm việc trong môi trường quốc tế.

730 -> 860 điểm: có khả năng giao tiếp Tiếng Anh tốt. Là yêu cầu đối với cấp giám đốc, quản lý điều hành cấp cao trong môi trường làm việc quốc tế.

> 860 điểm trở lên: có khả năng giao tiếp Tiếng Anh rất tốt, gần như người bản ngữ dù Tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ.

Quy định về Công Tác Quản lý

        UỶ BAN NHÂN DÂN          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
          TỈNH THANH HÓA                                Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC                      
    Số: 267/QyĐ-ĐHHĐ                          Thanh Hóa, ngày  10  tháng 12 năm 2012
                                   
                                               QUY ĐỊNH 

Về công tác quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ


Thực hiện các quy chế, quy định hiện hành về công tác quản lý đào tạo, Hiệu trưởng Nhà trường quy định công tác quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ tiếng anh tin học và chứng nhận kết quả học tập cho học sinh sinh viên như sau:

I. CÁC CĂN CỨ HIỆN HÀNH

- Luật Giáo dục ban hành tại Quyết định số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, được sử đổi bổ sung theo Quyết định số 44/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009 của Quốc hội nước CHXH Việt Nam.
- Điều lệ trường đại học ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành tại Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Công văn số 4366/BGDĐT-PC ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn một số nội dung về văn bằng, chứng chỉ của giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
- Quyết định số 1536/1998/QĐ-BLĐTBXH ngày 01 tháng 12 năm 1998 của Bộ Lao động- Thương binh xã hội về ban hành quy chế tạm thời về cấp phát, quản lý bằng nghề, chứng chỉ nghề.
 - Quyết định 926/QĐ-CT ngày 11/4/2005 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Đại học Hồng Đức.
- Quyết định số 524/QĐ-ĐHHĐ ngày 04/8/2005 của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức về quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc trường.

II. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, CẤP PHÁT VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ

1. Quản lý văn bằng người học

- Đối với học sinh, sinh viên và học viên (gọi tắt là người học) khi nhập học vào Trường phải xuất trình văn bằng cho Ban kiểm tra văn bằng Nhà trường kiểm tra. Ban kiểm tra văn bằng chứng chỉ đầu vào, chịu trách nhiệm thu, kiểm tra bằng chính, lập biên bản kiểm tra văn bằng, lưu giữ văn bằng (bản photocopy công chứng), đồng thời chịu trách nhiệm tính hợp pháp của văn bằng, tính phù hợp của văn bằng tốt nghiệp với đối tượng tuyển sinh.
- Trước kỳ thi tốt nghiệp (hoặc thi cuối khóa) 01 tháng, người học nộp bằng tốt nghiệp đối tượng đầu vào để Nhà trường tiến hành rà soát lại lần cuối tính hợp pháp của người học về văn bằng. Các đơn vị quản lý sinh viên có trách nhiệm thu bằng tốt nghiệp (bản chính) của những người dự thi tốt nghiệp (hoặc thi cuối khóa) cho Ban kiểm tra của Nhà trường.
- Nhà trường thành lập Ban kiểm tra văn bằng gồm đại diện các phòng chức năng: Đào tạo, Thanh Tra, Quản lý HSSV, Khoa Tại chức, TTƯDKHKT. Ban kiểm tra văn bằng có nhiệm vụ: Kiểm tra biên bản kiểm tra văn bằng đầu vào, kiểm tra đối chiếu danh sách trúng tuyển, kiểm tra bằng tốt nghiệp (bản bằng chính), lập biên bản kiểm tra và chịu trách nhiệm tính hợp pháp của văn bằng (chú ý đối tượng tuyển theo thông báo tuyển sinh).

2. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc thực hiện in ấn, cấp phát văn bằng, lưu giữ tài liệu, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận.

Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm in ấn, kiểm tra, cấp phát, báo cáo, lưu giữ tài liệu liên quan đến văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận.
- Trước khi ra quyết định công nhận tốt nghiệp, các đơn vị quản lý hệ đào tạo rà soát các mục ghi trong văn bằng: họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, giới tính, ngành, chuyên ngành đào tạo, danh hiệu,... (lấy bằng tốt nghiệp trước đó và các giấy tờ hợp pháp để rà soát) và chịu trách nhiệm các thông tin đó.
- Quyết định công nhận tốt nghiệp được chuyển cho phòng Đào tạo 04 bản (kèm danh sách); quyết định công nhận trúng tuyển (hoặc xét tuyển) kèm biên bản xét tuyển; khoa quản lý đào tạo thu và nộp ảnh (2 ảnh cỡ 3x4, chụp trong vòng 3 tháng tính đến ngày nộp) của người được công nhận tốt nghiệp đối với những văn bằng, chứng chỉ cần dán ảnh (ghi đủ các thông tin sau ảnh),... để phòng Đào tạo tiến hành mua phôi bằng, chứng chỉ, làm bằng, chứng chỉ.
- Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm in ấn, cấp phát văn bằng, chứng chỉ lưu giữ các hồ sơ liên quan đến in ấn, cấp phát văn bằng và chịu trách nhiệm về việc in ấn, cấp phát đúng người, đúng chuyên ngành đào tạo, trình độ được đào tạo. Lưu giữ bằng giấy tờ và trên máy vi tính các văn bản in ấn, cấp phát bằng. Công bố công khai thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên Website của Nhà trường theo quy định.
- Sau khi có quyết định công nhận tốt nghiệp, nếu người học có nhu cầu làm hồ sơ xin việc, Phòng Đào tạo làm thủ tục cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với hệ chính quy, Khoa Tại chức làm thủ tục cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với hệ không chính quy (chuyên viên phụ trách văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm trình Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn ký giấy chứng nhận, lập sổ lưu và cấp phát); người học đăng ký cấp giấy chứng nhận với Phòng Đào tạo, Khoa Tại chức theo đơn vị khoa, lớp.
- Việc in ấn, cấp phát, báo cáo theo quy trình:
+ Cuối hàng năm báo cáo việc cấp phát bằng, chứng chỉ của năm đó. Theo chỉ tiêu được giao, dự trù mua phôi bằng cho số chuẩn bị tốt nghiệp theo quy định và mẫu của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Sở LĐ-TBXH.
+ Rà soát chính xác các thông tin giữa quyết định công nhận tốt nghiệp và đánh máy in ấn văn bằng, chứng chỉ trước khi in văn bằng, chứng chỉ chính thức.
+ Hiệu trưởng ký văn bằng, Phó hiệu trưởng được uỷ quyền ký chứng chỉ tốt nghiệp; không dùng mực đen, mực đỏ và bút Bic ký bằng.
+ Phòng hành chính- Tổng hợp chịu trách nhiệm đóng dấu trường (dấu nổi đối với văn bằng có yêu cầu và dấu đỏ) theo quy định đóng dấu, dấu phải đóng rõ ràng, đúng chỗ, mực dấu đảm bảo lâu dài không bị phai mờ.
+ Phòng Đào tạo ghi các thông tin trên bằng vào Sổ cấp phát bằng theo mẫu quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT (bằng trung cấp), Sở LĐ-TBXH (bằng, chứng chỉ nghề).
+ Chuyên viên được giao nhiệm vụ cấp phát bằng, giấy chứng nhận tốt nghiệp chịu trách nhiệm phát bằng, giấy chứng nhận tốt nghiệp đùng người được cấp bằng, giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định, và phải chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được phân công.
+ Khi có sai sót, cần phải phát hiện kịp thời, thu hồi bằng sai sót báo cáo Hiệu trưởng giải quyết theo quy định hiện hành, đảm bảo quyền lợi cho người được cấp bằng.
+ Bằng tốt nghiệp do Hiệu trưởng ký; bản sao văn bằng theo quy định của Bộ GD&ĐT (nếu có) do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được ủy quyền ký.
+ Bảng điểm (hoặc học bạ) do Trưởng phòng Đào tạo hoặc Trưởng Khoa Tại chức ký được cấp phát. Trường hợp người học bị mất bảng điểm gốc, cần xin lại bảng điểm thì phải làm đơn nạp về Phòng Đào tạo (đối với hệ chính quy), nạp về Khoa Tại chức (đối với hệ không chính quy). Bảng điểm cấp các lần sau phải ghi là “Bảng điểm cấp lại”. Trưởng các đơn vị cấp phát bảng điểm có trách nhiệm tổ chức lưu giữ hồ sơ cấp phát và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng Nhà trường.

3. Cấp lại văn bằng

Người đã tốt nghiệp khi có yêu cầu xin cấp lại văng bằng, chứng chỉ, chứng nhận tốt nghiệp do thất lạc, hỏa hoan, thiên tai... Phòng Đào tạo căn cứ đơn xin cấp lại, kiểm tra quyết định công nhận tốt nghiệp, in ấn (viết) Bản sao văn bằng, chứng chỉ cấp thay bằng trình Hiệu trưởng ký (Phó Hiệu trưởng uỷ quyền), thực hiện theo Điều 23 và Điều 27 của Quyết định 33 và Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Chỉnh sửa nội dung văn bằng chứng chỉ

Người đã tốt nghiệp khi có yêu cầu chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ có hồ sơ đề nghị theo quy định tại Điều 21 (Điều 21a, b, c) của Quyết định 33 và Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phải nạp hồ sơ đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ theo Quy định về Phòng Đào tạo. Phòng Đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, báo cáo Hiệu trưởng ban hành quyết định chỉnh sửa theo quy định.

5. Thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ

- Khi phát hiện sai sót hoặc có đơn khiếu nại, tố cáo người được cấp bằng gian lận, phòng Đào tạo kết hợp với các đơn vị kiểm tra, báo cáo Hiệu trưởng về tính hợp pháp của văn bằng để Hiệu trưởng có quyết định về văn bằng đã cấp.
- Huỷ bỏ những văn bằng do in ấn sai sót, không rõ chữ ký hoặc đóng dấu nhầm, chất lượng bằng xấu. Việc hủy văn bằng được thực hiện ở tổ do Trưởng phòng Đào tạo chủ trì, các thành viên gồm: Người cấp bằng, 01 chuyên viên phòng Đào tạo; khi hủy phải cắt góc, lập biên bản theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Việc thu hồi văn bằng, chứng chỉ được thực hiện theo quy định tại Điều 22 trong Quyết định 33 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Chế độ báo cáo

- Cuối mỗi năm phòng Đào tạo chủ trì phối hợp với các đơn vị chịu trách nhiệm kiểm kê văn bằng, chứng chỉ đã cấp trình Hiệu trưởng ký xác nhận, gửi báo cáo cho Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Sở LĐ-TBXH theo quy định.
- Làm báo cáo cấp bằng trong năm và đăng ký mua phôi bằng năm sau cho Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Sở LĐ-TBXH.

7. Kinh phí

Kinh phí dùng trong các khâu làm bằng (mua phôi bằng, in ấn, đóng dấu...) được thu từ nguồn đóng góp của người học. Ban Giám hiệu quy định mức thu, chi cho các khâu trên. Bộ phận cấp phát văn bằng, chứng chỉ chịu trách nhiệm báo cáo kinh phí thu chi các khâu làm bằng với phòng KH-TC và Ban Giám hiệu.
8. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực cấp phát , lưu trữ tài liệu liên quan đến văn bằng

Những cá nhân được giao nhiệm vụ kiểm tra, cấp phát văn bằng và lưu trữ tài liệu liên quan nếu vi phạm các quy định bị xử lý kỷ luật thep pháp lệnh cán bộ, công chức. Các đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng của đơn vị, căn cứ vào quy định này để thực hiện nghiêm túc và chịu trách nhiệm cá nhân về những việc làm trái quy định./.

   Nơi nhận:                                                                       HIỆU TRƯỞNG
   - Các đơn vị trong trường;
    - Lưu TCCB, VT, ĐT.
   
                                                                                          Đã ký

                                                                                   Nguyễn Mạnh An






                                                                           









Chương trình tiếng Anh tại ĐH RMIT

Không chỉ đơn thuần là một khóa dạy ngôn ngữ, chương trình Anh văn Học thuật của ĐH RMIT chuẩn bị cho học sinh, sinh viên ba nhóm kỹ năng ngôn ngữ - kỹ năng học thuật - kỹ năng mềm trước khi bước vào môi trường ĐH quốc tế.


Sống với Anh văn trong chương trình học tập toàn thời gian


Chương trình học tiếng anh tại RMIT
Chương trình học tiếng anh tại RMIT

Chương trình Anh văn Học thuật của ĐH RMIT do hệ thống RMIT toàn cầu phát triển và được chia làm 7 cấp độ. Ở mỗi cấp độ, học sinh sẽ phát triển những kỹ năng ngôn ngữ tối quan trọng ở bậc ĐH như đọc hiểu tài liệu học thuật, viết bài luận, thuyết trình, thảo luận nhóm bằng tiếng Anh…. cấp chứng chỉ tiếng anh


Các tiết học được xây dựng quanh các hoạt động và bài tập thực hành thú vị, tạo điều kiện cho sinh viên chủ động trao đổi, đưa ra ý kiến và thảo luận với giáo viên và các bạn cùng lớp. Cách học gần gũi, năng động này giúp giáo viên dễ dàng nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh và kịp thời đưa ra phương pháp hỗ trợ.


Cụ thể như việc học sinh Việt Nam thường gặp khó khăn ở hai kỹ năng quan trọng là viết và phát âm. Hiểu được điều đó, các giáo viên của trường đã lồng ghép vào chương trình học nhiều hoạt động thuyết trình, viết bài luận cũng như tổ chức các lớp rèn luyện phát âm và kỹ năng viết để giúp học sinh phát triển tối đa khả năng ngôn ngữ của mình.



Đội ngũ giảng dạy tiếng Anh tại RMIT Việt Nam có chuyên môn cao về giáo dục, cống hiến toàn thời gian với mỗi tuần 20 tiếng đứng lớp và 20 tiếng tư vấn, hỗ trợ học sinh ngoài giờ lên lớp.


Anh văn Học thuật – Không dừng ở việc dạy ngôn ngữ


Khi được hỏi về điểm khác biệt lớn nhất của chương trình Anh văn Học thuật tại ĐH RMIT, cô Patricia Grimsley, Trưởng phòng Đào tạo chương trình Anh văn Học thuật của ĐH RMIT Việt Nam, cho biết: “Chương trình Anh văn Học thuật không chỉ đơn thuần đào tạo Anh ngữ, mà còn là bước đệm để các em chuẩn bị cho bậc ĐH”, cô Patricia chia sẻ.


Để giúp học sinh nhanh chóng bắt nhịp khi lên ĐH, ngoài kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết), chương trình còn trang bị cho các bạn những kĩ năng thiết yếu trong môi trường ĐH như kỹ năng tự học, thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề…


Sau giờ học, học sinh luôn được khuyến khích sử dụng hệ thống thư viện và phòng máy của trường để chuẩn bị cho chương trình ĐH. Tại đây, học sinh có thể tìm đến đội ngũ giáo viên và nhân viên hỗ trợ của trường để được tư vấn, hỗ trợ. Ngoài ra, trường còn tổ chức các lớp kỹ năng học tập trong môi trường ĐH để giúp học sinh có bước chuẩn bị tốt nhất khi lên ĐH.

Môi trường học tiếng anh tại RMIT
Môi trường học tiếng anh tại RMIT

Cơ hội hòa nhập vào môi trường ĐH



Bên cạnh việc phát triển kỹ năng học tập tại ĐH, chương trình Anh văn Học thuật còn mang đến cho học sinh cơ hội phát triển kỹ năng mềm và làm quen với cuộc sống sinh viên năng động tại RMIT Việt Nam qua các hoạt động ngoài giờ thú vị.


Gần đây nhất, chương trình đã tổ chức thành công sự kiện Dragon Stand, nơi các bạn học sinh Anh văn trình bày ước mơ kinh doanh trong tương lai của mình. Không chỉ giúp học sinh trau dồi khả năng tự tin trình bày ý tưởng bằng tiếng Anh, hoạt động này còn là dịp mang tất cả học sinh trong chương trình đến gần nhau hơn.

Học sinh Anh văn sớm làm quen với cuộc sống sinh viên năng động tại RMIT Việt Nam qua các hoạt động ngoài giờ thú vị.



Kết:


Trong bối cảnh toàn cầu hóa, kỹ năng tiếng Anh giúp các bạn học sinh mở ra cơ hội kết nối toàn cầu và tiếp thu kiến thức quốc tế. Tuy nhiên, việc học ngôn ngữ chỉ là bước khởi đầu. Để có khả năng nắm bắt cơ hội một cách tốt nhất, các bạn cần phải được trang bị kỹ năng học tập ở bậc ĐH và phát triển kỹ năng mềm. Chương trình Anh văn Học thuật tại ĐH RMIT Việt Nam khéo léo kết hợp ba yếu tố trên và là bước chuẩn bị vàng cho học sinh, sinh viên có mong muốn học tập tại ĐH RMIT hoặc các trường ĐH trên thế giới.

Để tạo điều kiện cho quý phụ huynh và sinh viên tương lai tìm hiểu về các ngành học với sự tư vấn của các giảng viên, trò chuyện cùng cựu sinh viên và định hướng nghề nghiệp, ĐH RMIT Việt Nam sẽ tổ chức sự kiện “Con đường đến RMIT và tương lai của tôi”.

Chủ nhật, 29/6/2014, 8:30 - 11:45 tại TP.HCM

Thứ Sáu, 27/6/2014, 8:30 - 11:45 tại Hà Nội

Vui lòng đăng ký tham dự tại đây .

Nháo nhào cho con

Đổ xô săn chứng chỉ tiếng Anh cho con của mình

Nhiều phụ huynh cho con đi luyện thi lấy các chứng chỉ tiếng Anh dù giá trị thật sự của những bằng cấp này không phải ai cũng biết

Chị Hoàng Lan, có con học tại Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (quận 3, TP HCM), cho biết ngoài thời gian học tiếng Anh tăng cường tại trường, chị còn cho con đến trung tâm ngoại ngữ để luyện thi các chứng chỉ theo hệ thống khảo thí Cambridge. Ngoài tiếng Anh thiếu nhi với các cấp độ Starters, Movers, Flyers, chị Lan còn cho con luyện thi chứng chỉ KET (trình độ A2) và PET (trình độ B1) dành cho học sinh THCS theo khung tham chiếu chung châu Âu.

Học chứng chỉ tiếng anh cho yên tâm!


Em Trần Lê Nguyên Khánh, học sinh (HS) Trường THCS Hai Bà Trưng (quận 3), cho biết: “Mỗi tuần 3 buổi, em đều phải đến trung tâm ngoại ngữ để luyện thi. Mẹ nói học hết lớp 9 sẽ cho du học Úc nên bảo phải học cho đủ các chứng chỉ, tích lũy chứng chỉ ngoại ngữ từ bây giờ nhưng em vẫn chưa biết các trường bên Úc yêu cầu những gì, chỉ học cho yên tâm vậy thôi!”.

Hiện nay, hai chứng chỉ phổ biến cần và đủ để du học hoặc làm việc tại các nước nói tiếng Anh ngoài TOEFL và IELTS thì tùy từng ngành học, bậc học, các trường ĐH ở một số nước phương Tây và Mỹ còn yêu cầu sinh viên quốc tế có thêm các chứng chỉ như SAT I (Scholastic Assessment Test - Reasoning Test), SAT II (Scholastic Assessment Test - Subject Test).

Theo một chuyên viên tư vấn du học, xu hướng du học từ bậc phổ thông cũng sản sinh nhiều chứng chỉ tiếng Anh từ bậc THCS đến THPT. Cụ thể, ở bậc sơ cấp có Key English Test (KET), cao hơn là trình độ tiếng Anh trung cấp Preliminary English Test (PET) dành cho HS THCS. Theo cấp độ tăng dần có chuẩn tiếng Anh trung cao (First Certificate of English - FCE) dành cho HS THPT. Chính điều này khiến nhiều phụ huynh đưa con đến các trung tâm ngoại ngữ săn chứng chỉ nhưng mục tiêu lấy chứng chỉ để làm gì thì nhiều gia đình không xác định được rõ ràng.

Quy trình ngược khi đi học tiếng anh


Ông Cao Huy Thảo, Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt - Úc, cho biết thực trạng học tiếng Anh của HS hiện nay đang diễn ra theo quy trình ngược, tức là phụ huynh cứ cho con học “đại trà”. Các trung tâm ngoại ngữ, tư vấn du học quảng cáo cần chứng chỉ gì thì săn cho bằng được mà không có mục đích rõ ràng. “Học ngoại ngữ yêu cầu sự tích lũy lâu dài và cần những sự chuẩn bị. Phụ huynh phải xem mục tiêu trong tương lai của con mình thế nào, có say mê tiếng Anh không, có quá tải với con không. Trường mà phụ huynh dự kiến cho con du học yêu cầu những gì… Ở bậc tiểu học chỉ nên tạo thói quen để các em làm quen với tiếng Anh, đừng đòi hỏi quá nhiều ở trẻ. Lên lớp 6 hãy có định hướng nghiêm túc. Nếu là mục đích du học thì cần nhiều yếu tố khác, ngoại ngữ chỉ là một phần” - ông Thảo nói.
Chương trình học tiếng anh cho trẻ em
Chương trình học tiếng anh cho trẻ em

Hiện nay, nhiều trung tâm ngoại ngữ ở TP HCM tổ chức các lớp luyện thi và kỳ thi chứng chỉ Cambridge. Theo lý giải của các trung tâm, đây là kỳ thi bắt buộc để đánh giá HS có khả năng tiếp tục theo học những lớp tiếng Anh tăng cường theo yêu cầu của Sở GD-ĐT TP HCM hay không.

Ông Lê Ngọc Điệp, nguyên Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết trước đây, chương trình tiếng Anh tăng cường 1 tuần/8 tiết ban đầu lấy chuẩn A, B, C để đánh giá nhưng sau đó không còn phù hợp, do đó để Hội đồng Khảo thí Cambridge đánh giá thông qua một kỳ thi với các cấp độ Starters, Movers, Flyers. Sự kiểm tra này cũng chỉ nhằm đánh giá trẻ đã đạt hay chưa đạt theo một chuẩn quốc tế. Việc đánh giá là khách quan vì trước đó năm nào trẻ cũng lên lớp đều đều nhưng thực chất trình độ không tương xứng do nguyên nhân giáo viên tự đánh giá HS mình dạy.

Bà Nguyễn Hồ Thụy Anh, chuyên viên tiếng Anh của Sở GD-ĐT TP HCM, cho hay: “Theo quy định của sở, sau khi học hết lớp 2, trẻ sẽ trải qua 1 kỳ thi theo chuẩn Cambridge để đánh giá có đủ khả năng theo học tiếp các lớp tiếng Anh tăng cường hay không. Theo chuẩn này thì trẻ phải đạt từ 10 shield cấp độ Starters trở lên. Chính điều này khiến nhiều phụ huynh nhầm tưởng nếu không đạt 10 shield là không đủ khả năng học tiếng Anh. Điều này là sai lầm. Có nhiều con đường để học tiếng Anh chứ không phải chỉ qua một kỳ thi thấy con mình không đạt thì phụ huynh lại ép trẻ đến các trung tâm ngoại ngữ để học. Nếu cứ ép trẻ học hết chứng chỉ này đến chứng chỉ khác sẽ làm thui chột khả năng của trẻ, trẻ nghe nói học tiếng Anh là sợ”.


Học trong chương trình tiếng anh thông dụng  là đủ


Bà Nguyễn Hồ Thụy Anh cho biết hiện nay, trẻ chỉ cần học tiếng Anh theo phân phối chương trình của Sở GD-ĐT TP HCM là đủ. Thực tế, rất nhiều trường tiểu học tại TP HCM thuộc địa bàn dân cư khó khăn vẫn đạt kết quả cao trong kỳ thi. Bà Huỳnh Lê Anh Thy - tổ trưởng tiếng Anh Trường Tiểu học Nguyễn Trung Ngạn (quận 8), một trong những trường thuộc địa bàn khó khăn - cho biết không hề có giáo viên dạy thêm hay học sinh đi học ở các trung tâm nhưng trong 107 em vừa thi thì chỉ có khoảng 20 em chưa đủ chuẩn 10 shield. “Trong quá trình dạy, chúng tôi chỉ dùng 2 bộ giáo trình do sở cung cấp” - bà Thy cho biết.
Các bé hăng say học tiếng anh
Các bé hăng say học tiếng anh

Ý kiến của phụ huynh học sinh :

Mẹ của bé Ken 

:"Sẽ rất tốt nếu cho trẻ làm quen dần với tiếng Anh từ giai đoạn 6-7 tuổi, vì lứa tuổi này tiếp thu rất nhanh nhạy. Nhưng đừng ép trẻ học tiếng Anh theo kiểu nhồi nhét luyện ôm đồm các chứng chỉ. Nên tạo sự thích thú cho trẻ khi tiếp xúc với ngoại ngữ, học vậy mới hiệu quả."

Phụ Huynh Trần Thanh

Phụ huynh muốn con mình giỏi tiếng Anh hãy khuyến khích các con thực hành nghe, nói xem phim hoạt hình tiếng Anh, đến trung tâm Sài Gòn làm quen với các du khách giao tiếp sử dụng các câu đã học trong trường từ từ các em sẽ giỏi dạn dĩ hơn.Con tôi học xong cấp tiểu học trong lớp tiếng Anh tăng cường, nhờ cách học này bé đã giao tiếp rất tốt, nhà không có điều kiện nên không có đi học thêm nơi nào, chỉ khuyên bé học tốt các bài học ở trường rồi thực hành, vào những ngày rảnh mẹ con dạo khắp phố sài gòn học qua du khách, bây giờ cháu nói nghe tiếng Anh rất tốt.

Quy định xét Chứng chỉ ra trường

Thông báo về Chứng chỉ tiếng anh tin học để xét tốt nghiệp áp dụng từ Khóa 2013 trở về sau


Nhằm giúp sinh viên – học sinh khóa 2013 trở về sau định hướng ngay từ đầu trong việc hoàn thành chương trình học tập và chuẩn bị đầy đủ các loại chứng chỉ đảm bảo việc xét tốt nghiệp và ra trường diễn ra đúng tiến độ, Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) thông báo về Điều kiện chứng chỉ tiếng anh tin học để xét tốt nghiệp cho học sinh các hệ Trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên Cao đẳng thực hành, Cao đẳng – Đại học chính quy, Đại học Vừa học vừa làm, Đại học liên thông, Đại học Văn bằng 2 và Đại học đào tạo từ xa.
Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh

Theo đó, ngoài việc phải đảm bảo các điều kiện tốt nghiệp theo quy chế đào tạo, học sinh Trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên Cao đẳng thực hành, Cao đẳng - Đại học chính quy, Đại học vừa học vừa làm, Đại học Văn bằng 2, Đại học từ xa còn cần phải nộp đầy đủ các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ mới đủ điều kiện xét công nhận tốt nghiệp đối với từng đối tượng. Cụ thể:

 Học sinh Trung cấp chuyên nghiệp: Chứng chỉ A tin học (trừ học sinh ngành tin học) và chứng chỉ A tiếng Anh.


+ Sinh viên Cao đẳng thực hành: Chứng chỉ B tin học (trừ sinh viên ngành Quản trị mạng máy tính và ngành Thiết kế đồ họa Multimedia) và Chứng chỉ B tiếng Anh (trừ sinh viên ngành Anh văn thương mại).

+ Sinh viên Cao đẳng, Đại học (chính quy, vừa làm vừa học, liên thông, văn bằng 2, từ xa): Chứng chỉ B tin học (trừ sinh viên ngành CNTT) và Chứng chỉ B tiếng Anh (trừ sinh viên ngành Tiếng Anh). Sinh viên  ngành tiếng Anh phải có chứng chỉ B ngoại ngữ 2.

Các Chứng chỉ A, B tin học và ngoại ngữ được dùng để xét công nhận tốt nghiệp là các chứng chỉ do HUTECH tổ chức sát hạch và cấp. Các chứng chỉ có giá trị để xét tốt nghiệp trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp. Nếu học sinh, sinh viên có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (một trong các loại sau: IELTS, TOEIC, TOEFL, UCLES), Hiệu trưởng sẽ xem xét phê duyệt từng trường hợp cụ thể.

Thông báo này có hiệu lực kể từ khóa tuyển sinh 2013 trở về sau. Các quy định trước đây trái với thông báo này đều bãi bỏ.


Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp tại Phòng Đào tạo
Trường Đại học Công nghệ TPHCM
Địa chỉ: 475A Điện Biên Phủ, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại: (08) 35 120 782

Hồ sơ cần thiết khi làm chứng chỉ hành nghề xây dựng

Hồ sơ cần thiết khi làm chứng chỉ hành nghề xây dựng


Sau đây là thông tin chi tiết mọi người cần tìm hiểu trước khi muốn làm chứng chỉ hành nghề xây dựng:

Chứng chỉ hành nghề xây dựng bao gồm:

1. CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KỸ SƯ ĐỊNH GIÁ XD (Hạng 1 – Hạng 2)


* CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ GIÁM SÁT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH:


- Giám sát xây dựng dân dụng và công nghiệp

- Giám sát hạ tầng kỹ thuật

- Giám sát giao thông

- Giám sát thủy lợi, thủy điện

- Giám sát công tác khảo sát địa chất công trình.

- Giám sát công tác khảo sát địa chất thuỷ văn

-Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình (ghi rõ loại công trình).

-Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công nghệ (ghi rõ loại công trình).

* CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC SƯ HOẠT ĐỘNG XD


-Thiết kế quy hoạch xây dựng.

- Thiết kế kiến trúc công trình.

- Thiết kế nội ngoại thất công trình
Bộ xây dựng
Bộ xây dựng

* CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KỸ SƯ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG


+ Khảo sát xây dựng bao gồm:

- Khảo sát địa hình.

- Khảo sát địa chất công trình.

- Khảo sát địa chất thuỷ văn.

+ Thiết kế xây dựng bao gồm các lĩnh vực chủ yếu:

- Thiết kế kết cấu công trình.

- Thiết kế điện công trình.

- Thiết kế cơ điện công trình.

- Thiết kế cấp- thoát nước.

- Thiết kế cấp nhiệt.

- Thiết kế thông gió, điều hoà không khí.

- Thiết kế mạng thông tin- liên lạc trong công trình xây dựng.

- Thiết kế giao thông

2. CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BẤT ĐỘNG SẢN: ĐỊNH GIÁ, MÔI GIỚI.


* HỒ SƠ XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ GIÁM SÁT:


+ 3 Bằng tốt nghiệp - ( công chứng )

+ 3 Chứng minh thư - ( công chứng cả hai mặt)

+ 3 Chứng nhận bồi dưỡng TVGS - ( công chứng )

+ 3 ảnh ( 3*4 )
Ghi chú: Được 3 năm kinh nghiệm trở lên, tính theo tháng/ năm tốt nghiệp của bằng tốt nghiệp.

* HỒ SƠ XIN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THIẾT KẾ + KIẾN TRÚC SƯ:


+ 3 Bằng tốt nghiệp - ( công chứng )

+ 3 Chứng minh thư - ( công chứng )

+ 3 ảnh ( 3*4 )
Ghi chú: Được 5 năm kinh nghiệm trở lên, tính theo tháng/ năm tốt nghiệp của bằng tốt nghiệp - Yêu cầu tốt nghiệp đại học.

* HỒ SƠ XIN CẤP CHỨNG CHỈ ĐỊNH GIÁ VÀ MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN:


- Hồ sơ môi giới bất động sản gồm:

+ 2 ảnh (3*4)

+ Mẫu đơn đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề có xác nhận của xã ( phường ) nơi đăng ký   hộ khẩu thường trú

+ 3 Chứng minh thư - ( công chứng )

+ Giấy chứng nhận BĐS - ( công chứng )

- Hồ sơ làm định giá bất động sản:

+ 3 ảnh (3*4)

+ Mẫu đơn đăng ký cấp chứng chỉ định giá BĐS hành nghề có xác nhận của xã ( phường)      nơi đăng ký hộ khẩu thường trú

+ 3 Chứng minh thư - ( công chứng )

+ 5 Bằng tốt nghiệp - ( công chứng )

+ Giấy chứng nhận Định giá BĐS - ( công chứng )

+ Bản khai kinh nghiệm có xác nhận của cơ quan nơi công tác

* HỒ SƠ XIN CẤP CHỨNG CHỈ KỸ SƯ ĐỊNH GIÁ:


+ 2 Bằng tốt nghiệp -( công chứng )

+ 2 Chứng minh thư -( công chứng )

+ 2 Chứng nhận bồi dưỡng Định giá -( công chứng )

+ 2 ảnh ( 3* 4)
Ghi chú: Được 5 năm kinh nghiệm trở lên, tính theo tháng/ năm tốt nghiệp của bằng tốt nghiệp - yêu cầu tốt nghiệp đại học và cao đẳng trở lên.

Trích Sở XD

Mọi thông tin tư vấn xin liên hệ


Viện Nghiên cứu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Hà Nội

Trụ sở: 301 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
Mr. Thắng 0902.891.518 - 0985.812.989
Tell:      04.66740371
Fax:      04.35572406

Thông báo tuyển sinh

TUYỂN SINH KHÓA TIN HỌC VĂN PHÒNG CƠ BẢN - NÂNG CAO


Bộ công cụ tin học văn phòng MS OFFICE ngày càng trở nên phổ biến và là công cụ cần thiết cho tất cả các ngành nghề. Trong đó MS WORD và MS EXCEL là hai công cụ được sử dụng nhiều nhất . Không thể để thiếu hụt các kiến thức về hai công cụ này nếu bạn là người làm việc văn phòng, kế toán hoặc đang ngồi trên ghế nhà trường.
Bạn đang băn khoăn tự hỏi "học tin học văn phòng ở đâu tốt nhất , uy tín nhất, chất lượng nhất, giá rẻ nhất tại Hà Nội".
Bạn đang muốn "học tin học văn phòng cấp tốc" trong thời gian ngắn nhất .
Bạn muốn học theo hình thức dạy kèm, "cầm tay chỉ việc tin học văn phòng" để nắm kiến thức chắc chắn để làm việc.
Ban đang muốn "học tin học văn phòng để thi công chức".
Công Ty CP Đào Tạo & PT Giáo Dục Bách Khoa chuyên "Đào tạo tin học văn phòng tại Hà Nội" sẽ giúp bạn làm được việc đó.
Trung tâm tin học
Trung tâm tin học

Không gian học tập thoáng mát, mỗi học viên một máy tính độc lập , giáo viên dạy kèm nhiệt tình.


Cấp chứng chỉ tin học văn phòng tại hà nội trình độ B khi bạn hoàn thành khóa học tại trung tâm.
Học phí khóa học tin học văn phòng : 1 triệu đồng / khóa (15 buổi ) . Đối với học sinh , sinh viên chỉ còn 800k/khóa bao gồm cả giáo trình, đồ uống , và đảm bảo học đến khi thành thạo.

Thời gian học linh động , xen kẽ do học viên đăng ký từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần .

Địa chỉ duy nhất: 52 Tạ Quang Bửu - Hai Bà Trưng - Hà Nội.

Lịch học: TT sẽ cố gắng sắp xếp linh động theo thời gian học của học viên tối đa, sau khi đăng ký thì có thể học luôn được, thông thường:
+ Ngày học: có thể đăng ký tuần học 3 buổi (2-4-6, hoặc 3-5-7), hoặc cũng có thể 06 buổi (thứ 2 -> 7) nếu bạn cầnhọc gấp.

+ Giờ học: mỗi buổi học khoảng 2h, có thể ngồi thêm giờ để thực hành nếu muốn, có các ca sáng/chiều/tối. Buổi sáng bắt đầu từ 8:30 hoặc 10:15; chiều từ 2:00 hoặc 3:45; và tối là từ 5:30 hoặc 6:15.